2/7/13

Trung Quốc và thời thế

Ngay sau tuyên bố của Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke rằng Fed sẽ thu hẹp chương trình mua trái phiếu trên diện rộng, các thị trường trên toàn cầu đồng loạt rơi vào trạng thái hỗn loạn. Điển hình là Trung Quốc.
Sự mất cân bằng tài chính của Trung Quốc đang dần lộ diện với các bóng ma tín dụng đen, 
mà quan trọng là bong bóng tài sản đã bắt đầu phình to khó kiểm soát.

Lãi suất liên ngân hàng Thượng Hải (Shibor) đột ngột tăng lên mức cao nhất trong lịch sử. Tác động của Fed, những tưởng đang ở cách xa và khó tác động tới một thị trường tài chính cách nửa địa cầu, hóa ra, lại gần trong gang tấc.
Mối tương quan
Thực tế, Bắc Kinh từ lâu đã khó tránh được tác động của Fed lên thị trường tài chính, khi một phần của khối tài sản khổng lồ trong kho dự trữ ngoại hối của quốc gia này chủ yếu là trái phiếu Chính phủ Mỹ.
Năm 2009, Bắc Kinh đã vượt nhanh như vũ bão qua mặt Tokyo trong việc mua trái phiếu để trở thành quốc gia nắm giữ trái phiếu Chính phủ Mỹ lớn nhất thế giới. Mỹ, với vị thế của một cường quốc tài chính hàng đầu toàn cầu, theo đó và theo đà tăng trưởng xuất khẩu trái phiếu Chính phủ sang cường quốc phát triển Châu Á, cũng chính thức trở thành con nợ lớn nhất của nền kinh tế Trung Quốc, với giá trị nợ lên tới 1.200 tỷ USD.
Mối tương quan giữa chủ nợ và con nợ cứ tưởng sẽ theo một chiều thuận duy nhất, rằng chủ nợ sẽ chỉ việc ung dung đòi nợ và con nợ sẽ lâm vào khó khăn. Song tình hình hiện nay đã không còn như trước. Mối tương quan này nếu thu hẹp lại, chẳng khác gì nợ nần giữa các đại gia DN lớn với các ngân hàng. Một khi các ngân hàng đã cho vay nợ quá nhiều để tăng trưởng tín dụng và thu lợi trong giai đoạn hiện tại hoặc kỳ vọng tương lai, thì sự phụ thuộc của ngân hàng vào DN sẽ càng trở lên khó kiểm soát. Đến một lúc nào đó, sức khỏe của DN sẽ khiến các ngân hàng – chủ nợ cũng phải hắt hơi, thậm chí có thể đổ bệnh nặng. Nó tương tự như tình trạng ngân hàng và DN Việt thời gian qua, khi mà nền kinh tế Việt đã có lúc trở thành “con tin” của các ngân hàng.
Mối tương quan đa chiều giữa chủ nợ Trung Quốc và con nợ Mỹ ngày nay cũng như vậy. Hơn thế, tương quan này cũng đã và đang quyết định nhiều yếu tố khác có tác động lên nền kinh tế hơn 1 tỷ dân. Nếu Mỹ không phát hành trái phiếu và gia tăng nợ công, tiếp tục bơm vốn giá rẻ, các dòng vốn liệu có còn ào ạt chảy vào các quốc gia mới nổi, trong đó có thị trường rộng lớn Trung Quốc để tìm lợi nhuận khi lãi suất của Fed là siêu thấp? Và sẽ ra sao nếu đà tăng trưởng của nền kinh tế đầu tàu thế giới bên kia bờ Thái Bình Dương bỗng nhiên bị giảm lại, khi sự tăng trưởng của nền kinh tế đang được đặt phần nào trên sự thịnh vượng phù hoa từ tài trợ nợ?
Thị trường xuất khẩu trọng điểm của hầu hết các quốc gia trên thế giới cũng sẽ bớt đi màu mơ.
Câu trả lời sẽ là thị trường xuất khẩu trọng điểm của hầu hết các quốc gia trên thế giới cũng sẽ bớt đi màu mỡ. Kim ngạch xuất khẩu của Bắc Kinh – đà tăng trưởng của Bắc Kinh trong mấy năm qua - tất nhiên, cũng sẽ gặp vấn đề. Còn hơn thế, dòng vốn lưu chuyển trong một thị trường trước nay vẫn được nhân lên bằng  nhiều tài sản đa dạng trong đó có trái phiếu Chính phủ Mỹ, nay nếu không còn kỳ vọng vào kỷ nguyên trái phiếu giá rẻ và được đánh giá là rất đảm bảo an toàn để sinh lợi trong tương lai, liệu có tiếp tục trơn tru như trước?
Sẽ là cơ hội thanh lọc thị trường ?
Bắc Kinh chắc chắn đang lo ngại bởi tuyên bố của ông Bernanke. Điều mà ông tuyên bố hôm 19/6 mới đây, đã và đang trái ngược hoàn toàn với các tuyên bố cách đây chưa lâu, khi Fed tung gói nới lỏng định lượng QE3 gồm chương trình mua không giới hạn trái phiếu và giữ lãi suất siêu thấp. Sự mất cân bằng tài chính của Trung Quốc vì vậy cũng đang dần lộ diện với các bóng ma tín dụng đen, mà quan trọng là bong bóng tài sản đã bắt đầu phình to khó kiểm soát.  Siết lại chính sách tín dụng, siết bong bóng tài sản, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực địa ốc là kế hoạch Bắc Kinh đã nỗ lực hãm đà trong những năm qua để tìm một cái kết softlanning êm ái, nay có thể sẽ là một kịch bản bị phá sản bởi quyết định sớm ngoài dự đoán của Fed. FBOC - Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ làm gì để hỗ trợ hệ thống ngân hàng khi đối diện với nguy cơ cạn kiệt thanh khoản, hay sẽ tận dụng cơ hội này và tiến tới thanh lọc thị trường?
Thuận Hóa
Theo VCCI

Siết chặt quản lý các DN XK nông, lâm, thủy, hải sản


(HQ Online)- Để phòng chống hành vi gian lận thương mại, khấu trừ, khai tăng, khai khống, khai sai đối với hàng hóa XK về giá trị, số lượng, chủng loại, chất lượng..., thực hiện hành vi sai về hoàn thuế, khấu trừ GTGT đối với hàng hóa XK, Bộ Tài chính vừa yêu cầu Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố siết chặt quản lí đối với các DN XK nông, lâm, thủy, hải sản.

Ảnh: Minh họa. Nguồn Internet.
Bộ Tài chính yêu cầu Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố đưa các DN thực hiện XK mặt hàng nông, lâm, thủy, hải sản, tiêu dùng... có dấu hiệu rủi ro (vốn sở hữu ít hơn quy mô kinh doanh trên 3 lần; cơ sở vật chất không tương xứng với quy mô kinh doanh; có dấu hiệu vi phạm sử dụng hóa đơn...) vào danh mục các DN có rủi ro cao để thực hiện kiểm tra, kiểm soát hải quan.
Cục Hải quan các tỉnh, thành phố phải tổ chức kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi thông quan đối với DN có dấu hiệu rủi ro và kiểm tra đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất của các chỉ tiêu trên tờ khai hải quan và hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật; Thực hiện và chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa khi thực hiện việc xác nhận “thực xuất” trong tờ khai hải quan làm căn cứ cho cơ quan thuế xem xét hoàn thuế GTGT theo quy định.
Bộ Tài chính cũng yêu cầu Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tăng cường thanh tra hải quan và điều tra chống buôn lậu đối với các DN có độ rủi ro cao về XK nông, lâm, thủy, hải sản nhất là các DN XK sang các nước có chung biên giới đường bộ. Trong trường hợp phát hiện DN có vi phạm về khai hải quan liên quan đến việc hoàn thuế GTGT của cơ quan thuế thì chuyển hồ sơ cho cơ quan thuế để có biện pháp xử lí kịp thời, nếu có dấu hiệu phạm tội cần chuyển ngay cho cơ quan Công an tiếp tục điều tra, xử lí.
Thịnh Hưng

Nhiều DNNN Indonesia muốn đầu tư vào Việt Nam

Tám doanh nghiệp quốc doanh hàng đầu của Indonesia rất quan tâm đến việc thâm nhập thị trường và hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam
Theo Bộ Doanh nghiệp Nhà nướcIndonesia, có nhiều doanh nghiệp nước này đang rất quan tâm đến việc thâm nhậpthị trường Việt Nam, trong đó có 8 doanh nghiệp quốc doanh hàng đầu trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế đất nước Vạn Đảo.
Bộ trưởng Bộ trên, ông Dahlan Iskan, cho biết 8 doanh nghiệp nhà nước nói trênbao gồm Công ty ximăng Semen Indonesia, Công ty phân bón Pupuk Indonesia, Tậpđoàn viễn thông Telekomunikasi Indonesia, Công ty dược phẩm Kimia Farma, Cơ quanhậu cần quốc gia Bulog, Công ty dầu khí Pertamina, Tập đoàn khai mỏ Bukit Asamvà Hãng chế tạo máy bay Dirgantara Indonesia.

Đây cũng chính là 8 trong 10 công ty lớn của Indonesia tham dự tọa đàm với 20doanh nghiệp Việt Nam tại Jakarta nhân chuyến thăm chính thức cấp nhà nước củaChủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Indonesia mới đây.

Trong số này, Công ty Semen Indonesia đang hoạt động tại Việt Nam với việc đầutư 151 triệu USD mua lại 70% cổ phần trong Công ty ximăng Thăng Long của ViệtNam. Hiện công ty có hai cơ sở sản xuất ximăng ở khu vực miền Bắc và miền NamViệt Nam.

Bộ trưởng Dahlan Iskan cho biết trong năm nay Bộ này sẽ cử một đoàn khảo sát tớiViệt Nam tìm hiểu các cơ hội đầu tư, kinh doanh tiềm năng tại thị trường có quymô lớn với trên 90 triệu người tiêu dùng này. 

Việt Nam, Myanmar và Campuchia là ba thị trường mục tiêu tiềm năng của Indonesiatrong khu vực Đông Nam Á.

Bộ trưởng Dahlan Iskan cho biết thêm rằng Pertamina cũng đã hợp tác với Công tydầu khí VietsoPetro của Việt Nam, trong khi Dirgantara Indonesia rất kỳ vọng vàothị trường Việt Nam, nhất là sau chuyến thăm Việt Nam gần đây của Thứ trưởng BộQuốc phòng Indonesia.

Tiềm năng hợp tác-đầu tư bổ sung thế mạnh lẫn nhau của 5 công ty thuộc các lĩnhvực khác nhau với các đối tác Việt Nam là rất lớn, nhất là than đá và lươngthực. Trong đó, riêng xuất khẩu than của Công ty khai mỏ Buki Asam sang thịtrường Việt Nam đã tăng mạnh, từ mức 8% tổng lượng than xuất khẩu của công tynăm 2011 lên 24% năm 2012.

Theo Bộ Thương mại Indonesia, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Indonesia đãtăng từ mức 3,3 tỷ USD năm 2010 lên 4,6 tỷ USD năm 2012, trong đó Việt Nam thặngdư 110 triệu USD. 

Indonesai nhập khẩu chủ yếu từ Việt Nam gạo, điện thoại và linh kiện điện tử,trong khi xuất theo chiều ngược lại chủ yếu giấy, dầu ăn và hóa chất.

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (KADIN), Suryo BambangSulisto, nói rằng Việt Nam và Indonesia là hai thị trường lớn, có sự tương đồngvề phát triển và mô hình phát triển kinh tế, cùng đang cố gắng nâng cao giá trịgia tăng của các sản phẩm và có tầng lớp trung lưu đang ngày một mở rộng, hoàntoàn có thể đạt và vượt mục tiêu nâng kim ngach thương mại song phương lên 18 tỷUSD vào năm 2018 như hai nước đã nhất trí trong chuyến thăm đặt dấu mốc lịch sửmới trong quan hệ hai nước của Chủ tịch nước Việt Nam tới Indonesia./.
Theo Việt Tú/Jakarta 
Vietnam+

Cơ hội cho bất động sản phát mãi

Ông Chris Brown - Giám đốc điều hành Cushman & Wakefield VN khẳng định, giai đoạn này là thời cơ cho các chủ đầu tư mới có tiềm lực mạnh và tầm nhìn dài hạn đến VN tìm kiếm cơ hội mua lại các dự án phát mãi.
Thị trường BĐS VN đang diễn biến phức tạp. Việc thiếu vốn buộc nhiều chủ đầu tư đứng trước áp lực phải cơ cấu lại danh mục nhằm tập trung vào những dự án quan trọng nhất.
DN đối mặt với áp lực đào thải
Thị trường đang đứng trước áp lực giải quyết số nợ xấu tồn đọng. Tỉ lệ nợ xấu tại VN thực tế cao hơn con số 6% được báo cáo. 70% số nợ xấu này thuộc lĩnh vực BĐS, theo như ước tính của một số nhà bình luận thị trường. Tuy nhiên, hiện tại các khoản nợ xấu và tài sản liên quan không được các ngân hàng và các chủ đầu tư công khai. Nếu ngân hàng và các nhà đầu tư không nhanh chóng giải quyết các khoản nợ xấu này, thị trường BĐS khó có khả năng phục hồi. Có nhiều dấu hiệu rõ rệt cho thấy hiện nay khắp VN đều tồn tại nợ xấu. Số nợ xấu này cần phải được giải quyết triệt để trên cả ngắn hạn và dài hạn.
Chỉ có một số ít các nhà đầu tư trụ lại qua hơn một chu kỳ BĐS và chu kỳ phát triển của thị trường VN đang đi đến giai đoạn suy thoái đầu tiên. Thiệt hại là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, những DN vượt ra khỏi suy thoái sẽ có cơ cấu phù hợp hơn và chuyển mình mạnh mẽ hơn cho những bước nhảy trong tương lai. Một số chủ đầu tư VN cho rằng, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ nhân cơ hội thị trường BĐS trong nước đang giảm và thôn tính những dự án của họ trong vòng 2-3 năm tới. Tuy nhiên, thị trường VN theo đánh giá của một số nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa phát triển và tồn tại nhiều rủi ro. Thực tế, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã chịu tổn thất lớn khi thị trường suy thoái và sẽ không tiếp tục đầu tư vào VN trong thời gian ngắn. Nếu không có sự điều chỉnh kịp thời về giá đất và giải quyết triệt để tài sản phát mãi, số lượng dự án nước ngoài sẽ còn lớn hơn rất nhiều so với số lượng dự án của các nhà đầu tư trong nước. Sự xuất hiện của những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm và sự tự đào thải của các Cty làm ăn kém hiệu quả sẽ mang lại một thị trường minh bạch và chuyên nghiệp hơn trong tương lai.
Thành phố lớn - vẫn là sự lựa chọn số 1
Hiện tại, những doanh nhân Châu Á từng đầu tư vào thị trường VN là đối tượng có mối quan tâm lớn nhất đến những tài sản thanh lý của VN bởi họ có vốn hiểu biết nhất định về thị trường. Những DN này phần lớn đến từ Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc. Các Cty đến từ Trung Đông và Nga cũng bày tỏ quan tâm nhiều hơn đến thị trường VN, tuy nhiên, họ chỉ tập trung vào các thị trường chính là Hà Nội và TP HCM. Trong tất cả các phân khúc của thị trường BĐS, các BĐS đang vận hành và những khu đất có vị trí trung tâm sẽ là chọn lựa hàng đầu. Các dự án phát mãi được các nhà đầu tư quan tâm nhất sẽ là các dự án có địa điểm tốt, hồ sơ giấy tờ minh bạch, cấu trúc sở hữu hợp lý và giá cả cạnh tranh. Các BĐS ở địa thế kém hơn với nhu cầu ít hơn và cơ cấu sở hữu phức tạp hơn sẽ ít được quan tâm nhất.
Một trong những rào cản gia nhập thị trường lớn nhất là khả năng sinh lời của dự án BĐS - giá đất. Hai thành phố lớn của VN đều có lịch sử duy trì giá đất cao. Trong một thị trường thuận lợi thì vấn đề này có thể được chấp nhận nhưng trong một thị trường suy giảm thì dự án khó khả thi về khía cạnh tài chính.

Quốc Anh